Các thí sinh đạt điểm cao của kỳ thi được vinh danh ngày 21/5. Ảnh: Thanh Hùng. |
Cụ thể, với kỳ thi đánh giá năng lực tư duy Toán học quốc tế, ban tổ chức đã trao 19 huy chương Vàng, 33 huy chương bạc và 56 huy chương đồng.
Với kỳ thi toán quốc tế Kangaroo, ban tổ chức đã trao thưởng cho 17 thí sinh có điểm số cao nhất mỗi khối.
Năm nay, hai kỳ thi đã thu hút tổng cộng hơn 15.000 thí sinh đến từ 35 tỉnh, thành trên cả nước, góp phần thúc đẩy niềm đam mê và thái độ học tập tích cực của các học sinh.
Lễ trao giải cho các học sinh đạt giải khu vực phía Nam sẽ được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 28/5.
Kỳ thi Đánh giá năng lực tư duy Toán học quốc tế IMAS là kỳ thi đánh giá tư duy Toán toàn diện trên 3 góc độ: hiểu kiến thức, áp dụng thực tế và năng lực lập luận; với đề thi 100% bằng tiếng Anh góp phần thúc đẩy việc học tập Toán học và phát triển tư duy của học sinh 2 cấp tiểu học và THCS.
Trong cùng một năm, bài thi IMAS được sử dụng chung cho tất cả các quốc gia tham dự. Tại Việt Nam, năm học 2016 - 2017, kỳ thi thu hút gần 5.000 thí sinh tham gia, qua 2 vòng thi đã chọn ra 156 học sinh xuất sắc nhận giải thưởng.
Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo - IKMC là kỳ thi Toán học có lượng thí sinh tham dự lớn nhất trên thế giới khi thu hút trên 6 triệu thí sinh đến từ khoảng 60 quốc gia mỗi năm. Đây là sân chơi cho các em học sinh được tổ chức dưới hình thức phi lợi nhuận, nhằm thúc đẩy phong trào dạy và học Toán theo xu hướng hội nhập quốc tế. Năm 2017, số lượng thí sinh tại Việt Nam tham dự lên đến 10.000 em đến từ hơn 327 trường tiểu học và THCS trên cả nước. Kỳ thi năm nay gồm 4 cấp độ, dành cho học sinh từ lớp 1 đến 8. Đề thi được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm bằng tiếng Anh do Hiệp hội Toán quốc tế Kangaroo biên soạn. Tại Việt Nam, các thí sinh được làm bài thi dưới hình thức song ngữ Anh – Việt.
Thanh Hùng
" alt=""/>Học sinh Việt giành giải toán học quốc tếEm gái kể về những ngày cuối đời của nghệ sĩ Ánh Hoa
“Những ngày cuối đời, bà sống lạc quan. Cuộc đời nghệ sĩ như những bộ phim đã đóng vậy”, bà Nở nói.Sáng ngày 3/11, gia đình và đồng nghiệp có mặt tại nhà riêng của nghệ sĩ Ánh Hoa ở quận 7 (TP.HCM) để tiễn đưa bà về miền cực lạc. Bà Nguyễn Thị Nở - em gái ruột của cố nghệ sĩ - cùng người cháu nội nghẹn ngào bên linh cữu của diễn viên Đất phương Nam. Hai ngày qua, bà cùng người thân lo liệu cho lễ tang của nghệ sĩ Ánh Hoa.
![]() |
Người thân khóc trong giây phút tiễn biệt cố nghệ sĩ Ánh Hoa. Ảnh: Chí Hùng. |
Lễ đưa tang diễn ra trong không khí buồn bã, cô quạnh. Những người có mặt không nén nổi xúc động. Họ thương xót cho số phận của nghệ sĩ Ánh Hoa. Chồng bà mất sớm. Bốn người con cũng lần lượt ra đi vì bạo bệnh. Những năm tháng cuối đời, diễn viên Đồng tiền xương máusống cô đơn trong căn nhà nhỏ.
Có mặt trong buổi lễ, diễn viên Kiều Trinh òa khóc trước linh cữu của cố nghệ sĩ. Nữ diễn viên cho biết những ngày qua, chị đi quay phim ở tỉnh nên không kịp có mặt trong lễ tang của nghệ sĩ Ánh Hoa. "Tối hôm qua, tôi gấp rút đi từ TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) xuống TP.HCM để kịp lễ đưa tang của cô", chị kể.
Diễn viên Kiều Trinh xúc động khi nhắc nhớ những kỷ niệm cùng cố nghệ sĩ. |
Diễn viên Kiều Trinh nói bản thân may mắn khi được đóng chung với cố nghệ sĩ trong phim Mùa len trâucủa đạo diễn Nghiêm Minh. "Nghe tin má ra đi, tôi vô cùng bàng hoàng. Tôi luôn nhớ những ngày cùng má rong ruổi ở Châu Đốc tập chèo xuồng, ăn cơm canh chua, cá kho tộ khi đóng phim", cô bày tỏ.
Lễ di quan diễn ra vào lúc 6h15 sáng cùng ngày. Người cháu nội cầm di ảnh dẫn đầu đoàn đưa tang, theo sau là một số người thân. Các thành viên trong gia đình òa khóc trước giây phút cuối cùng tiễn biệt người nghệ sĩ gạo cội.
Sau đó, thi thể của cố nghệ sĩ được hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa (TP.HCM).
![]() |
Lễ di quan diễn ra vào sáng ngày 3/11. |
Nghệ sĩ Ánh Hoa sinh năm 1941 tại huyện Mỏ Cày (Bến Tre). Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống cải lương. Năm 7 tuổi, bà bước lên sân khấu với vai giả trai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt của gánh hát Tỷ Phượng. Năm 15 tuổi, bà trở thành đào chính hội tụ cả thanh và sắc.
Năm 16 tuổi, nữ nghệ sĩ kết duyên với nghệ sĩ Minh Chí có biệt danh "Vua Xàng Xê". Từ đây bà bắt đầu nghiệp làm bầu gánh dìu dắt gánh hát Minh Chí phát triển, đi khắp mọi nơi biểu diễn, phục vụ khán giả.
Nữ diễn viên được khán giả yêu mến qua nhiều bộ phim như Mùa len trâu, Xóm nước đen, Giao thời, Người đẹp Tây Đô, Đồng tiền xương máu...
Ở tuổi xế chiều, nghệ sĩ Ánh Hoa sống trong căn nhà nhỏ dưới chân cầu Kênh Tẻ. Bà tìm niềm vui trong công việc, vẫn nỗ lực cống hiến trong nhiều tác phẩm.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Nở, sau một lần té ngã trong phòng, nghệ sĩ Ánh Hoa được người nhà chở vào bệnh viện thăm khám. Khi khỏe lại, bà về nhà nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Đến trưa 1/11, bà lặng lẽ ra đi không có bất cứ người thân nào bên cạnh.
"Sự ra đi của chị Hoa là cú sốc đối với gia đình. Nhà có hai chị em gái, giờ chị mất đi, chỉ còn lại mình tôi. Tôi thương chị không thể diễn tả thành lời", bà Nở xúc động.
Theo Zing
Qua lời kể của bà Nở - em gái cố nghệ sĩ Ánh Hoa, chân dung "bà mẹ khắc khổ phim Việt" hiện lên đầy xúc động.
" alt=""/>Gia đình, đồng nghiệp tiễn biệt nghệ sĩ Ánh Hoa